Thi Công Trường Quay Truyền Hình – Nghề Tạo Lên Nghệ Thuật
Thi Công Trường Quay Truyền Hình - Nghề Tạo Lên Nghệ Thuật việc làm để tạo ra một studio đẹp “lung linh” trên truyền hình, ít ai biết đến những công nhân xây dựng, sửa chữa, cải tạo... hệ thống trường quay truyền hình gặp những khó khăn, nhọc nhằn gì trong nghề.
Thi Công Trường Quay
Inh ỏi những tiếng đập cắt, bụi mù vết cưa sắt, gạch và nồng nặc mùi sơn PU là môi trường làm việc hàng ngày của đội ngũ lao động cải tạo phòng quay Studio, truyền hình.
Thi Công Trường Quay Tại Hà Nội
Công nhân thi công cải tạo lại phòng Studio tại Hà Nội
Đứng tại nơi làm việc của các công nhân này được 10 phút bụi đã bám “trắng” quần áo PV. Mùi sơn PU – một loại sơn công nghiệp có mùi rất gắt. Nó xộc thẳng vào cánh mũi kể cả có đeo khẩu trang.
Thi Công Hạng Mục Cách Âm Trường Quay
Chỉ đứng gần 10 phút trong môi trường đặc bụi, tiếng ồn và nồng nặc đủ thứ mùi hóa chất đã khiến chúng tôi choáng váng đến hoa mày, chóng mặt. Vậy mà, những công nhân này, sẽ phải làm việc quần quật cả ngày. Thậm chí, là cả ban đêm để hoàn thành kịp tiến độ.
Theo anh Đoàn Đình Tuyên (SN 1981) – cán bộ quản lý của một công trình cải tạo trường quay chia sẻ: “Một đội thi công sẽ bao gồm thợ điện, thợ hàn, lắp ráp ánh sáng… Những người này phải có kinh nghiệm thì mới làm được. Nếu sai sót một chút là có thể bị tai nạn lao động ngay”.
Với độ cao giáo là 2,8 mét, nếu không cẩn thận sẽ có thể xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong lúc làm việc. Ảnh: Huy Hoàng
Cũng theo anh Tuyên, thông thường tại những công trình này sẽ có những chỗ phải leo trèo nguy hiểm. Đơn cử như điểm gắn điều hòa, phải là những người có dáng rất nhỏ mới chui vào được, có những công trình cao cả chục mét… Đã có một số trường hợp công nhân đi làm bị tai nạn, nhẹ thì ngã gãy chân tay, nặng thì tử vong. Chưa kể, hàng ngày, người lao động luôn bị những bụi hàn, mạt sắt bắn, tóe vào mắt trong lúc hàn, cắt sắt thép…
Thế nhưng, đây mới chỉ là nguy hiểm nhìn thấy được bằng mắt thường. Mối nguy hại về sức khỏe sau này mới là nguy hiểm tiềm ẩn vô cùng lo ngại. Bởi họ liên tục phải hít, ngửi nhiều loại hoá chất phụ gia trong quá trình thi công, lắp đặt phụ kiện trường quay…
Mùi sơn, keo công nghiệp nồng nặc khiến cho người đứng ở trong phòng này cực kì đau đầu.
Thi Công Trường Quay Trong Điều Kiện Vất Vả
Trong môi trường yêu cầu phải đóng kín cửa để tránh tiếng ồn ra ngoài. Công nhân thi công phòng studio càng gặp phải những khó khăn. Trong khi trực tiếp tiếp xúc với bụi, mùi hoá chất nồng nặc.
Anh Nguyễn Văn Liêm (SN 1995) chia sẻ nhìn công nhân quần áo xộc xệch, tóc tai bụm bặm. Trong một mớ “hổ lốn” toàn vật liệu xây dựng như thế này, ít ai nghĩ. Đây cũng là một trong những nghề “làm đẹp”. Đi làm công trình nghệ thuật mà giống như đi làm xây dựng phần cơ bản của các công trình.
“Phải thiết kế ra sao cho hợp lí, gắn từng chùm đèn thế nào cho ánh sáng lúc lên hình vừa vặn, âm thanh và mọi thứ khác hoàn hảo. Cũng bởi vậy, dù có rất nhiều nguy hiểm và độc hại, tôi và các công nhân đều chưa từng nghĩ sẽ bỏ nghề” – anh Liêm chia sẻ.
Việc thi công trường quay truyền hình lắp ráp và thiết kế bảng điện có nguy hiểm rình rập.
Anh Liêm đã làm trong ngành này suốt 8 năm. Điều may mắn nhất là anh có gia đình luôn ủng hộ và thông cảm. Đi làm về người nồng nặc mùi sơn, bụi bặm. Nhưng may mắn vợ con anh luôn ủng hộ nghề “làm đẹp” cho các Studio truyền hình.
Cũng như công việc làm biển quảng cáo mà anh đang làm việc. So với công việc thi công trường quay truyền hình – nghề tạo lên nghệ thuật này rất vất cả.